PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG
TRƯỜNG THCS LƯƠNG ĐIỀN
Video hướng dẫn Đăng nhập

GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 1 NĂM 2022

TÊN SÁCH: VĂN HÓA VIỆT NAM TÌM TÒI VÀ SUY NGẪM

 

Kính thưa quý thầy cô giáo !

Thưa toàn thể các em học sinh yêu quý!

 

           Đến với buổi giới thiệu sách của tháng 1 năm 2022 ngày hôm nay, thư viện nhà trường xin được gửi tới toàn thể quý thầy cô giáo, các em học sinh cuốn sách được mang tên: "Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm " Sách do nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc –Tạp chí văn hóa nghệ thuật xuất bản năm 2000.

          Công trình trên do giáo sư Trần Quốc Vượng – Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện. Công trình đã được Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật xuất bản năm 2000, tái bản năm 2003.

          Cuốn sách “Văn hóa Việt Nam – tìm tòi và suy ngẫm” dày gần 1000 trang bao gồm các công trình đã công bố của GS. Trần Quốc Vượng do Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật lựa chọn đưa vào Tủ sách Văn hóa học, nhằm cung cấp những kiến thức, tư liệu và kinh nghiệm để xây dựng ngành Văn hóa học còn đang ở giai đoạn ban đầu ở Việt Nam.

           Những công trình nghiên cứu được bố cục theo 6 chủ đề chính từ khái niệm – công cụ; không/thời gian văn hóa, con người văn hóa đến các thành tố văn hóa… Tất cả các bài viết dù được tiếp cận theo góc độ nào từ chung đến riêng hay ngược lại từ riêng đến chung đều thấu suốt và quán triệt quan điểm toàn diện trong nghiên cứu văn hóa để cố gắng đạt tới nhận thức khoa học khái quát và khách quan đến mức có thể. Trong mỗi chủ đề, thông qua việc diễn giải vấn đề cụ thể, tác giả sử dụng những hệ khái niệm được hiểu là những khái niệm công cụ, khái niệm chìa khoá dẫn dắt người đọc trên con đường khám phá chân lý khách quan và khái quát của lịch sử, văn hóa dân tộc.

           Mỗi trang viết là kết quả của quá trình tìm tòi suy ngẫm và nghiệm sinh lâu dài, hiện đại về tư liệu, xử lý tài tình mối quan hệ biện chứng giữa Phá bỏ – Bảo tồn – Sáng tạo. Với cách viết rất riêng thâm thúy và khoáng đạt, đề cao tôn chỉ “Nghiêm thay sử bút” và thái độ tôn trọng sự đa dạng và khoan dung văn hoá, tác giả đã tiếp cận văn hóa Việt Nam quá khứ và đương đại theo nhiều chiều kích, thuận/nghịch; trong/ngoài; nội sinh/ngoại sinh… Những nghiên cứu lý thuyết, điền dã của tác giả về văn hóa Việt Nam là kết quả của quá trình từ nhận thức – nhận định lại – tái nhận thức đến nhận thức. Kết cuối của mỗi công trình nghiên cứu trong cuốn sách này cũng chính là mở đầu cuộc tìm kiếm, chiêm nghiệm mới và cứ như thế..

         Tập hợp từ những bài viết trong nửa thế kỷ qua “Văn hóa Việt Nam – tìm tòi và suy ngẫm” là một trong những công trình mang tính tổng hợp, “tập đại thành” đối với những người làm công tác nghiên cứu văn hóa. Mỗi chương sách thực sự là một khám phá chứa đựng những ý tưởng khoa học mới, độc đáo và sâu sắc giúp gợi mở những hướng nghiên cứu mang tính liên ngành, đa ngành, xuyên ngành cho văn hóa học hiện nay nói chung và cho các nhà nghiên cứu văn hóa khi tiếp cận nghiên cứu văn hóa Việt Nam Xưa – Nay cả về nội dung lẫn phương pháp tiếp cận.

           Cuốn sách gần một nghìn trang khổ lớn tập hợp những bài viết ở những thời kỳ khác nhau, vì những mục đích khác nhau, in ở những tờ báo và tạp chí khác nhau. Có lẽ thế nên nó có vẻ tản mạn, xô bồ, dù cho người biên tập đã cố sắp xếp nó vào những cái khuôn (khổ) như sau: 1. Những vấn đề chung, 2. Diễn trình văn hóa, 3. Văn hóa dân gian, 4. Nghệ thuật, 5. Ứng xử, 6. Danh nhân. Nhưng sự liên kết giữa những cái khuôn đó với nhau và giữa các bài trong cùng một khuôn chỉ là sự liên kết mang tính đề tài, tức sự liên kết bề ngoài, nhân tạo. Đọc Trần Quốc Vượng, nếu chỉ dừng lại ở cái địa hình dương này thì thấy ông “cũng thường thôi”, nên phải qua đó mà tìm được cái địa hình âm, tức những mạch chìm, những liên hệ nội tại, nằm sâu dưới những bên trên ngổn ngang gò đống. Trần Quốc Vượng vừa là “người của công chúng”, vừa là người của giới elite Lù mà cao là thế!

           Không chỉ biết làm mới tư liệu cũ, Trần Quốc Vượng còn tự mình phát hiện ra nhiều tư liệu mới cho mình và cho các thế hệ khoa học sau ông. Trước hết là trong lĩnh vực khảo cổ học và sử học là những chuyên ngành “được Nhà nước phân công” và ông phục vụ tận tụy suốt đời. Sau đó là dân gian học là thứ được dân gian dạy dỗ và trao truyền. Đây là lĩnh vực, theo tôi, ông say mê và có nhiều đóng góp hơn cả. Và, vì thế, nó cũng ảnh hưởng nhiều, thậm chí rất nhiều đến nhân cách khoa học và tư cách con người của ông. Đó là sự kết hợp bác học và dân gian như một đường hướng lớn trong học thuật, một sự hòa quang đồng trần trong cuộc sống. Danh hiệu “giáo sư bụi”, từ cách nhìn này, theo tôi, là một sự vinh dự cho/của Trần Quốc Vượng. Cuối cùng, văn hóa học Việt Nam - lĩnh vực mà ông cố công xây đắp - đã thâu tóm được những sở trường, những lịch lãm của ông ở cả ba chân đế trên: khảo cổ học, sử học và dân gian học. Đọc Văn hóa Việt Nam : tìm tòi và suy ngẫm, đâu đâu người ta cũng thấy lấp lánh tư liệu mới và, quan trọng hơn, những phương pháp mới như là nguyên nhân (và kết quả) của những tư liệu mới này.

          Xin mời các em tới thư viện nhà trường tìm đọc cuốn sách để có thể tìm hiểu nhiều hơn hơn về phong tục, tập quán của Người Việt Nam ta.

Xin chào và hẹn gặp lại các em trong lần giới thiệu sách lần sau!

CBTV: Đoàn Thị Minh Phượng


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trong không khí những ngày thu lịch sử đầy phấn khởi và tự hào, cả nước hân hoan chào mừng kỉ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh mồng 2 tháng 9, cùng với hàng chục triệu giáo viên ... Cập nhật lúc : 22 giờ 25 phút - Ngày 5 tháng 9 năm 2022
Xem chi tiết
Tuy Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng Người đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta một di sản vô giá, đó là tư tưởng của Người. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hiện than của sự kết tinh những truyền thống tốt ... Cập nhật lúc : 14 giờ 11 phút - Ngày 19 tháng 4 năm 2022
Xem chi tiết
Trong suốt chiều dài lịch sử, thanh niên nước ta hết thế hệ này đến thế hệ khác, đã luôn nêu cao tinh thần yêu nước, không ngại gian khổ, hy sinh, sẵn sàng dấn thân vì sự nghiệp dựng nước và ... Cập nhật lúc : 7 giờ 24 phút - Ngày 23 tháng 3 năm 2022
Xem chi tiết
Trong suốt chiều dài nhiều nghìn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam, những cuộc chiến tranh giữ nước và cứu nước là nét nổi bật đặc trưng, bởi các thế lực ngoại bang luôn thèm khát mảnh đất gi ... Cập nhật lúc : 10 giờ 12 phút - Ngày 8 tháng 2 năm 2022
Xem chi tiết
Đến với buổi giới thiệu sách của tháng 1 năm 2022 ngày hôm nay, thư viện nhà trường xin được gửi tới toàn thể quý thầy cô giáo, các em học sinh cuốn sách được mang tên: "Văn hóa Việt Nam tìm ... Cập nhật lúc : 14 giờ 0 phút - Ngày 22 tháng 1 năm 2022
Xem chi tiết
Bài học về tinh thần đoàn kết luôn là điều Bác Hồ thường răn dạy mọi người. Đại đoàn kết dân tộc chính là bài học thắng lợi của dân tộc Việt Nam. Trong bài giới thiệu sách này Thư viện Trườn ... Cập nhật lúc : 7 giờ 53 phút - Ngày 18 tháng 12 năm 2021
Xem chi tiết
Nhân dịp cả nước đang hướng tới kỷniệm 39 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 (20/11/1982 - 20/11/2021). Ngày mà cả xã hội với tấm lòng trân trọng tôn vinh công lao cao cả đối với nhà ... Cập nhật lúc : 7 giờ 20 phút - Ngày 16 tháng 11 năm 2021
Xem chi tiết
Thực hiện công văn số 28/LT/PGD&ĐT-LĐLĐ ngày 29 tháng 09 năm 2021 của Phòng GD&ĐT và Liên đoàn Lao động huyện Cẩm Giàng về việc “ Hướng dẫn tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao ... Cập nhật lúc : 9 giờ 31 phút - Ngày 17 tháng 10 năm 2021
Xem chi tiết
Mời các em đến với thư viện trường THCS Lương Điền, nơi mà mọi tinh hoa của nhân loài hội tụ, bước vào thư viện các em sẽ cảm nhận được không gian trong lành, một thư viện thân thiện và sự p ... Cập nhật lúc : 7 giờ 26 phút - Ngày 7 tháng 10 năm 2021
Xem chi tiết
Ngày 05/9/2021, trường THCS Lương Điền long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2021-2022. Do tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Lễ Khai giảng được tổ chức dưới hình thức trực ... Cập nhật lúc : 21 giờ 24 phút - Ngày 15 tháng 9 năm 2021
Xem chi tiết
1234567
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đáp án toán 6 7 8 9 2015 - 2016
Đáp án Ngữ Văn 6789 2015 - 2016
Bảng xếp thứ tự các trường THCS thi vào lớp 10 năm 2013 - 2014
Đề thi vào lớp 10 THPT năm 2013 - 2014 môn Toán (đợt 1)
Đề thi vào lớp 10 THPT năm 2013 - 2014 môn Toán (đợt 2)
Đề thi vào lớp 10 THPT năm 2013 - 2014 môn Ngữ văn (đợt 2)
Đề thi vào lớp 10 THPT năm 2013 - 2014 môn Ngữ văn (đợt 1)
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm 2013 - 2014 môn Toán 7
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm 2013 - 2014
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm 2013 - 2014
Đề thi HSG tỉnh Hải Dương năm 2011 - 2012 môn Toán.
Đề thi HSG tỉnh Hải Dương năm 2011 - 2012 môn Tiếng Anh.
Đề kiểm tra chất lượng tháng 3/2012 môn Ngữ văn.
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
12
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Thông tư 13/2020/BGDĐT ngày 26/5/2020 về việc Ban hanh quy định CSVC trường học có hiệu lực từ 11/7/2020
Thông tư 32/2020/BGDĐT ngày 15/9/2020 về việc Ban hanh điều lệ trường THCS, THPT và THPT nhiều cấp học có hiệu lực từ 01/11/2020
THÔNG TƯ 26/2020/BGDĐT (sửa đổi 1 số điều TT58)
Quy chế chuyên môn năm học 2020 - 2021
THÔNG TƯ 58/BGDĐT (Quy chế đánh giá, xếp loại HS)
QUYẾT ĐỊNH 11/2006/BGDĐT (Quy chế xét tốt nghiệp THCS)
THÔNG TƯ 18/2018/BGDĐT (22/8/2018) (Kiểm định chất lượng GD và công nhận trường chuẩn Quốc gia)
THỜI KHÓA BIỂU HỌC KÌ II (LẦN 2) NĂM HỌC 2018 - 2019 (từ 11/03/2019)
MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
HƯỚNG DẪN VIẾT SKKN NĂM HỌC 2018 - 2019
THỜI KHÓA BIỂU HỌC KÌ II_LẦN 1 - NĂM HỌC 2018 - 2019 (Thực hiện từ ngày 07/01/2019)
THỜI KHÓA BIỂU - HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2018 - 2019 - LẦN 3 (thực hiện từ tuần 10)
THỜI KHÓA BIỂU HỌC KÌ I_1819 (Thực hiện từ ngày 17/09)
Thời khóa biểu học kì I - Năm học 2018 - 2019 thực hiện từ ngày 27/08/2018
QUY ĐỊNH VỀ NỀ NẾP CHUYÊN MÔN 2018 - 2019